Silo

1.00

Silo, hay còn được gọi là thùng chứa, được sử dụng để lưu trữ các nguyên liệu dự trữ sản phẩm tuỳ thuộc vào ngành nghề và yêu cầu về khối lượng và loại nguyên liệu. Do đó, kích thước và hình dáng của silo có thể khác nhau.

Liên hệ báo giá

Mô tả

1. MÔ TẢ:

Silo, hay còn được gọi là thùng chứa, được sử dụng để lưu trữ các nguyên liệu dự trữ sản phẩm tuỳ thuộc vào ngành nghề và yêu cầu về khối lượng và loại nguyên liệu. Do đó, kích thước và hình dáng của silo có thể khác nhau.

Các nhà máy nông sản thường sử dụng silo để lưu trữ lúa gạo vì nhu cầu về lúa gạo rất lớn, từ 50 đến 1000 tấn. Silo có hai kiểu hình học chính là hình trụ tròn và hình hộp chữ nhật.

2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Nguyên lí hoạt động của silo – thùng chứa gạo được xác định bởi chiều cao của nó. Nguyên liệu được nạp vào silo thông qua băng tải, vít tải, quạt hút hoặc gầu tải (bù đài). Trong số này, bù đài là phương pháp tốt nhất vì nó có khả năng múc nguyên liệu từ dạng thẳng đứng từ mức thấp lên mức cao mà không chiếm quá nhiều diện tích không gian để vận hành. Bù đài cũng có giá thành rẻ và tuổi thọ cao hơn so với các máy chuyền tải khác.

Khi nguyên liệu đã được nạp đầy vào silo, thông thường sẽ có vách ngăn bên ngoài với lỗ kính để theo dõi mức độ chứa của silo. Khi cần dừng việc nạp liệu, ta chỉ cần xem mức độ chứa và dừng quá trình.

Sau khi đã được nạp đầy, nguyên liệu trong silo sẽ được lưu trữ cho đến khi cần sử dụng hoặc tiêu thụ. Lúc này, ta có thể xả nguyên liệu ra bằng cách mở nắp gật bằng tay hoặc thông qua van xã pen tự động. Có thể sử dụng máy cân để đóng gói nguyên liệu trực tiếp vào bao hoặc sử dụng van xã kín để hạn chế bụi và áp suất của nguyên liệu.

Ngoài ra, các nhà máy lương thực lớn với silo có dung tích hàng ngàn tấn thường kết hợp với băng tải ở dưới phểu để tải nguyên liệu từ các phểu xuống xe tải hoặc container xuất hàng.

3. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHẾ TẠO THÙNG CHỨA GẠO – SILO:
Khi thiết kế silo -thùng chứa gạo, có một sốđiểm cần lưu ý:

1. Silo phải có dung tích lớn hơn nhu cầu hiện tại từ 5% đến 10% để đáp ứng tăng trưởng trong tương lai.
2. Không hàn sắt trong vách ngăn bên trong silo, để không gây cản trở cho chất lỏng di chuyển tự do trong thùng chứa.
3. Với các nguyên liệu có tính ăn mòn như lúa, đá, than đá và cát, ta nên làm vách ngăn dày hơn so với các nguyên liệu khác.
4. Khi chọn đơn vị thi công silo – thùng chứa, cần ưu tiên những đơn vị uy tín có kinh nghiệm lâu năm. Không nên chỉ quan tâm giá thành mà bỏ qua khả năng và kinh nghiệm của nhà thầu. Một sự thiếu sót trong thiết kế và xây dựng silo có thể gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp không chỉ từ mặt tài chính mà còn từ mạng sống con người do rủi ro liên quan đến trọng lượng, khối lượng và chiều cao của silo.